Trước khi bắt đầu
nghiên cứu những kĩ thuật và công cụ cụ thể được sử dụng trong phân
tích kĩ thuật, điều cần thiết đầu tiên phải định nghĩa phân tích kĩ
thuật là gì, thảo luận những tiền đề triết học mà nó dựa trên, đưa ra
những khác biệt rõ ràng giữa phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật,
cuối cùng trả lời cho hai chỉ trích thường xuyên được nêu ra phản bác
phân tích kĩ thuật.
Đầu tiên: định nghĩa chủ đề. Phân tích kĩ thuật là nghiên cứu diễn biến giá, chủ yếu sử dụng đồ thị, với mục đích dự đoán xu thế giá tương lai.
Phương pháp phân tích kỹ thuật được xây dựng dựa trên 3 tiên đề:
1. Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ.
2. Giá chuyển động theo xu hướng.
3. Lịch sử lập lại.
Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ
Lời tuyên bố diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ có thể được xem là nền tảng của phân tích kỹ thuật. Nếu như tầm quan trọng của tiên đề đầu tiên này không được hiểu đầy đủ và được công nhận, những điều được nói phía sau thực sự chẳng có ý nghĩa gì cả. Những người phân tích kỹ thuật tin rằng bất kỳ thứ gì có thể ảnh hưởng tới giá (các yếu tố cơ bản, chính trị, tâm lý, vv) đều được phản ánh trên giá cả của thị trường đó. Vì vậy, việc nghiên cứu diễn biến giá cả là điều duy nhất được yêu cầu. Mặc dù luận điệu này có vẻ quá táo bạo, nhưng chúng ta sẽ thấy thật khó để phản bác lại nếu chịu bỏ thời gian tìm hiểu ý nghĩa đích thực của nó.
Tất cả các nhà phân tích kỹ thuật (technician) khẳng định rằng diễn biến giá cả phản ánh sự thay đổi giữa cung và cầu. Nếu cầu vượt cung, giá phải tăng. Nếu cung vượt cầu, giá phải giảm. Quá trình này là cơ sở của tất cả các dự báo kinh tế và cơ bản. các technician sau đó lại lật ngược vấn đề và kết luận rằng nếu giá cả tăng, vì bất kỳ một lý do nào, cầu phải vượt cung và các yếu tố cơ bản phải khả quan. Nếu giá cả rớt, các yếu tố cơ bản phải trở nên bất lợi. Chúng ta không có gì phải ngạc nhiên khi những lời nhận xét về các yếu tố cơ bản được đưa ra trong khi đang bàn về phân tích kỹ thuật. Nói chung là các technician đang gián tiếp nghiên cứu những yếu tố cơ bản. Hầu hết họ đều đồng ý rằng chính lực cung và cầu hay những yếu tố cơ bản là nguyên nhân tạo nên dao động thị trường. Biểu đồ không thể khiến cho thị trường đi lên hay xuống được. Nó chỉ phản ánh tâm lý lạc quan hay bi quan của thị trường.
Như một nguyên tắc, những nhà phân tích biểu đồ (chartist) không quan tâm đến lý do tại sao giá tăng hay giảm. Thường thì vào giai đoạn đầu của một xu hướng giá hay tại những điểm ngoặt, không ai có thể biết chính xác tại sao thị trường lại diễn ra như vậy. Mặc dù phương pháp kỹ thuật thỉnh thoảng bị đơn giản thái quá, lô-gích đằng sau tiên đề đầu tiên này sẽ trở nên thuyết phục hơn nếu chúng ta có được nhiều kinh nghiệm thị trường hơn. Điều này có nghĩa rằng nếu những thứ mà tác động lên giá thị trường cuối cùng cũng được phản ánh trong giá thị trường, thì việc nghiên cứu giá cả là điều cần thiết duy nhất. Bằng cách nghiên cứu biểu đồ giá và một loạt những chỉ số kỹ thuật hỗ trợ, những chartist trên thực tế để cho thị trường cho họ biết nó có khả năng cao nhất sẽ đi theo hướng nào. Họ không cần thiết phải cố gắng để thắng thị trường. Tất cả những dụng cụ kỹ thuật được thảo luận phía sau đơn giản chỉ là những kỹ thuật được sử dụng để hỗ trợ họ trong quá trình nghiên cứu diễn biến thị trường. Những chartist hiểu rằng thị trường lên hay xuống chắc chắn phải có lý do. Họ chỉ không tin rằng biết được những lý do đó là cần thiết trong quá trình dự báo.
Giá chuyển động theo xu hướng
Khái niệm về xu hướng tuyệt đối quan trọng trong phương pháp kỹ thuật. Mục đích của vẽ diễn biến giá của một thị trường là xác định những xu hướng trong giai đoạn đầu phát triển để chúng ta có thể dựa vào đó mà giao dịch theo đúng chiều của xu hướng. Trên thực tế, hầu hết những kỹ thuật được sử dụng trong phương pháp này thực chất là đi theo xu hướng, có nghĩa là mục tiêu của những kỹ thuật này là xác định ra những xu hướng hiện thời và đi theo chúng.
Hệ quả của tiên đề này là giá chuyển động theo xu hướng – một xu hướng đang chuyển động có khuynh hướng chuyển động cùng chiều hơn là đảo chiều. Hệ quả này là sự áp dụng của định luật 1 Newton về chuyển động. Chúng ta có thể nói theo cách khác là một xu hướng đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động cùng chiều cho đến khi nó đảo chiều. Điều này có vẻ lòng vòng lẩn quẩn nhưng toàn bộ phương pháp đi theo xu hướng đều dựa trên việc lướt theo xu hướng sẵn có cho đến khi nó có dấu hiệu đảo chiều.
Lịch sử lập lại
Phần lớn nội dung của phân tích kỹ thuật và nghiên cứu diễn biến thị trường liên quan tới việc nghiên cứu tâm lý con người. Ví dụ những mẫu hình trên biểu đồ được xác định và xếp loại trong hơn một trăm năm qua, chúng có khả năng phản ánh một số hình ảnh nhất định trong biểu đồ giá. Những hình ảnh này tiết lộ tâm lý phấn khởi hay bi quan của thị trường. Những mẫu hình được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý và tính cách của con người thì dường như không thay đổi theo thời gian. Bởi vậy nếu mẫu hình nào cho kết quả tốt trong quá khứ, người ta tin rằng nó sẽ tiếp tục cho kết quả tốt trong tương lai. Hay nói cách khác, để hiểu rõ tương lai, chúng ta phải lật lại quá khứ, hay tương lai chỉ là sự lập lại của quá khứ.
Dự đoán bằng kĩ thuật so với cơ bản.
Trong khi phân tích kĩ thuật tập trung vào nghiên cứu diễn biến thị trường, phân tích cơ bản tập trung vào lực cung cầu của nền kinh tế làm cho giá tăng lên, giảm xuống hay không thay đổi. Phương pháp cơ bản xem xét tất cả các yếu tố liên quan tác động đến giá trên thị trường để xác định giá trị thực của thị trường. Giá trị thực là điều mà nhà cơ bản cho rằng thật sự đáng dựa trên quy luật cung cầu. Nếu giá trị thực thấp hơn trong thị giá hiện thời, vậy thì thị trường định giá quá cao và nên bán đi. Nếu thị giá hiện thời thấp hơn giá trị thực, vậy thị trường đang định giá thấp và nên mua.
Cả hai phương pháp dự đoán này cố giải quyết vấn đề, đó là xác định hướng đi chuyển của giá. Họ chỉ tiếp cận vấn đề từ các chiều khác nhau. Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân vận động của thị trường, trong khi các nhà phân tích kĩ thuật nghiên cứu kết quả. Dĩ nhiên, các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng kết quả là tất cả, điều cô hoặc anh ta muốn hay cần biết và nguyên nhân hay lý do là không cần thiết. Các nhà cơ bản luôn phải biết tại sao.
Hầu hết các người giao dịch tự phân chia thành hoặc là những người phân tích cơ bản hoặc là phân tích kĩ thuật. Thực sự, không có nhiều khác biệt. Nhiều nhà phân tích cơ bản dùng kiến thức thực nghiệm của nguyên lý cơ bản phân tích biểu đồ. Đồng thời, nhiều nhà phân tích kĩ thuật ít nhất có kiến thức chung về phân tích cơ bản. Vấn đề là biểu đồ và các yếu tố cơ bản thường xung đột lẫn nhau. Thông thường tại những điểm bắt đầu của một xu hướng quan trọng của thị trường, các yếu tố cơ bản không lý giải hoặc hỗ trợ diễn biến hiện thời của thị trường. Đó là những thời điểm quan trọng trong xu thế mà hai phương pháp này có vẻ khác nhau nhiều nhất. Thông thường họ đáp lại bằng những quan điểm đồng bộ, nhưng những người giao dịch quá trễ để hành động.
Một lý giải cho những khác biệt bên ngoài này là giá thị trường có khuynh hướng đi trước những yếu tố cơ bản được biết. Nói cách khác, giá thị trường hoạt động như là chỉ báo chủ đạo của các yếu tố cơ bản hay là những hiểu biết chính yếu lúc này. Khi mà những yếu tố cơ bản được biết đã phản ánh vào Thị trường và nó đã “trong thị thường”, giá hiện thời phản ánh những yếu tố cơ bản chưa biết. Trong hầu hết các đợt thị trường tăng giảm mạnh trong quá khứ bắt đầu khi các yếu tố cơ bản hoặc thay đổi ít hoặc không nhận biết được. Lúc này, những thay đổi mới được biết tới, xu thế mới đang diễn tiến tốt.
Một lúc sau, các nhà phân tích kĩ thuật tự tin hơn về khả năng phân tích biểu đồ của anh ta. Các nhà phân tích kĩ thuật học cách thoải mái khi mà thị trường diễn biến giống với cái gọi là sự hiểu biết thông thường. Một người phân tích kĩ thuật cảm thấy thoải mái khi ở trong thiểu số. Anh ta biết rằng cuối cùng những lý do về diễn biến của Thị trường sẽ phổ biến. Đó chính là điều mà các nhà phân tích kĩ thuật không sẵn sàng chờ xác nhận thêm.
Khi chấp nhận các giả thuyết phân tích kĩ thuật, người ta có thể hiểu tại sao các nhà phân tích kĩ thuật tin rằng phương pháp của họ tốt hơn các nhà phân tích cơ bản. Nếu một người giao dịch phải chọn chỉ một trong hai phương pháp để sử dụng, sự lựa chọn hợp lý phải là phân tích kĩ thuật. Bởi vì, theo định nghĩa, phương pháp kĩ thuật bao gồm cơ bản. Nếu các yếu tố cơ bản phản ánh vào thị trường, vậy thì việc nghiên cứu các yếu tố cơ bản đó không cần thiết. Phân tích biểu đồ trở nên một hình thức ngắn gọn của phân tích cơ bản. Tuy nhiên, điều ngược lại thì không đúng. Phân tích cơ bản không bao gồm việc nghiên cứu diễn biến giá. Có thể giao dịch trong thị trường tài chỉnh mà chỉ dùng phân tích kĩ thuật. Không nghi ngờ rằng không người nào chỉ dùng phân tích cơ bản mà không xem xét đến các yếu tố kĩ thuật của thị trường.
Phân tích so với xác định thời điểm
Quan điểm cuối cùng này phải được làm rõ nếu quá trình ra quyết định được chia thành 2 giai đoạn – phân tích và xác định thời điểm.
Bởi vì yếu tố đòn bẩy cao trong trong thị trường tương lai, việc xác định thời điểm đặc biệt quan trọng trong đấu trường đó. Bạn có thể đúng trong xu thế lớn của thị trường nhưng vẫn mất tiền. Bởi vì số tiền kí quĩ quá nhỏ trong giao dịch tương lai (luôn ít hơn 10% ), một dịch chuyển giá tương đối nhỏ theo chiều hướng ngược lại có thể buộc người giao dịch rời bỏ thị trường với kết quả thua lỗ hết hoặc phần lớn tiền kí quĩ. Ngược lại, trong thị trường giao dịch cổ phiếu, người giao dịch nhận thấy sai xu thế thị trường có thể đơn giản nắm giữ cổ phiếu, hy vọng nó quay trở lại một lúc nào đó.
Người giao dịch trong thị trường tương lai không có sự xa xỉ đó. Chiến lược “mua và nắm giữ” không áp dụng cho thị trường tương lai. Cả hai phương pháp phân tích cơ bản và kĩ thuật có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu - quá trình dự đoán. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm, xác định điểm vào điểm ra cụ thể, hầu hết đơn thuần là kĩ thuật. Do đó, xem xét nhiều bước người giao dịch phải làm trước khi vào thị trường. Những ứng dụng nguyên lý phân tích kĩ thuật đúng trở nên không thể thiếu nhiều thời điểm trong quá trình, dù là phân tích cơ bản được áp dụng trong giai đoạn đầu của quá trình quyết định. Việc xác định thời điểm cũng quan trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ và trong việc mua bán trong nhiều thị trường và các nhóm ngành.
Tính linh động và khả năng thích ứng của phân tích kĩ thuật.
Một trong những sức mạnh lớn của phân tích kĩ thuật là tính thích ứng của nó gần như với bất cứ hoàn cảnh và khung thời gian nào. Không có thị trường cổ phiếu hoặc tương lai nào mà những qui tắc này không ứng dụng được.
Người phân tích biểu đồ có thể dễ dàng tham gia nhiều thị trường như mong muốn, nhìn chung không đúng với người phân tích cơ bản tương ứng của anh ta. Bởi vì số lượng dữ liệu khổng lồ phải xử lý sau đó, hầu hết các nhà phân tích cơ bản phải chuyên môn hoá. Các lợi thế này không được phớt lờ.
Ví dụ, trong giai đoạn thị trường sôi động và đóng băng, có xu thế hoặc không. Các nhà phân tích kĩ thuật tập trung sự chú ý và nguồn lực vào các thị trường có xu thế mạnh và phớt lờ các thị trường khác. Cuối cùng, người phân tích biểu đồ có thể luân phiên sự tập trung và vốn để tận dụng trạng thái luân chuyển của các thị trường. Tại những thời điểm khác nhau, những thị trường cụ thể trở nên “nóng” và trải qua những xu thế chính. Thông thường, sau những giai đoạn thị trường có xu thế là những lúc thị trường không có xu thế hoặc trầm lắng, khi đó các thị trường hoặc nhóm ngành khác thay thế. Các nhà phân tích kĩ thuật tự do lựa chọn. Tuy nhiên, các nhà phân tích cơ bản có khuynh hướng chuyên biệt hoá trong một nhóm ngành, không có tính linh động. Dù anh ta tự do chuyển nhóm ngành, những nhà phân tích cơ bản phải mất nhiều thời gian khó khăn hơn các nhà phân tích biểu đồ.
Một lợi thế khác của người phân tích kĩ thuật là “bức tranh lớn”. Bằng cách theo dõi tất cả các thị trường, anh ta có một cảm nhận tốt về tổng thể thị trường anh ta đang làm, và tránh sự “phiến diện” do chỉ theo dõi một nhóm ngành của thị trường. Hơn nữa, bởi vì có quá nhiều thị trường có mối liên hệ kinh tế gắn liền và phản ứng với các mối liên hệ kinh tế giống nhau, diễn biến giá trong một thị trường hoặc nhóm thị trường có thể cho các đầu mối giá trị cho chiều hướng tương lai của thị trường hoặc nhóm thị trường khác.
Dự đoán kinh tế
Phân tích kĩ thuật có thể đóng vai trò trong việc dự đoán kinh tế. Ví dụ, chiều hướng của giá hàng hoá cho chúng ta biết vài điều về xu hướng lạm phát. Chúng cũng cho chúng ta biết sức mạnh hay yếu của nền kinh tế. Nhìn chung giá cả hàng hoá tăng gợi ý nền kinh tế mạnh lên và áp lực lạm phát tăng lên. Giá hàng hoá giảm luôn cảnh báo kinh tế tăng trưởng chậm cùng với lạm phát. Tóm lại, biểu đồ thị trường hàng hoá như vàng, dầu, cùng với Trái Phiếu cho chúng ta biết nhiều về sức mạnh yếu của nền kinh tế và dự doán lạm phát. Chiều hướng của đồng đôla, tương lai của các ngoại tệ cũng cho biết sớm sức mạnh hay yếu của kinh tế toàn cầu tương ứng. Thậm chí ấn tượng hơn là trong thực tế những thị trường tương lai luôn cho thấy khá lâu trước khi chúng phản ánh trong các chỉ báo kinh tế truyền thống được xuất bản hàng quí hàng tháng, và luôn cho chúng ta biết điều đã xảy ra. Như tên chúng ngụ ý, thị trường tương lai luôn cho chúng ta cái nhìn bên trong hình thành tương lai.
Những chỉ trích phương pháp Phân Tích Kĩ Thuật
Nhìn chung, có vài câu hỏi đưa ra trong các buổi thảo luận về phương pháp phân tích kĩ thuật. Một trong các mối quan tâm là lý thuyết tiền đề. Những câu hỏi khác là có thực sự dùng dữ liệu giá trong quá khứ để dự đoán chiều hướng giá tương lai hay không. Những người chỉ trích thường nói những điều như: “Biểu đồ cho chúng ta biết Thị trường đang ở đâu nhưng không thể cho biết nó sẽ đi tới đâu”. Tạm thời, chúng ta chỉ trả lời đơn giản rằng biểu đồ chẳng cho bạn biết điều gì nếu bạn không biết cách phân tích nó. Lý thuyết Bước Ngẫu Nhiên chất vấn Giá có xu hướng hay nghi ngờ các kĩ thuật dự đoán có thể đánh bại chiến lược mua và giữ đơn giản hay không. Các câu hỏi này đáng được trả lời.
Lý thuyết tiền đề
Câu hỏi là lý thuyết tiền đề có tồn tại không dường như làm nhiều người khó chịu bởi vì nó được nêu lên thường xuyên. Dĩ nhiên đó là mối bận tâm hợp lý, nhưng nó không quá quan trọng như mọi người nhận thấy. Có lẽ cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là trích dẫn một đoạn thảo luận về những điều bất lợi khi sử dụng những mẫu hình biểu đồ:
a. Cách sử dụng hầu hết mẫu hình được phổ biến rộng rãi nhiều thập kỉ trước. Nhiều người giao dịch biết rõ những mẫu hình này và thường hành động theo chúng. Điều này tạo ra “lý thuyết tiền đề”, như những con sóng mua hay bán được tạo ra do phản ứng theo các mẫu hình tăng hay giảm.
b. Những mẫu hình biểu đồ hầu như hoàn toàn chủ quan. Chưa có nghiên cứu nào thành công trong việc định lượng đúng bất cứ mẫu hình nào. Chúng thực chất là theo suy nghĩ của người xem…
Hai lời chỉ trích này mâu thuẫn lẫn với nhau và quan điểm thứ hai bác bỏ quan điểm đầu. Nếu mẫu hình giá “hoàn toàn chủ quan” và “theo suy nghĩ người xem”, vậy thì khó mà hình dung sao mọi người nhận ra những điều giống nhau trong cùng thời điểm, đây là nền tảng của lý thuyết tiền đề. Những người chỉ trích không thể nói cả hai. Một mặt, họ không thể chỉ trích biểu đồ quá khách quan và rõ ràng rằng mọi người sẽ hành động giống nhau đồng thời(do đó tạo nên khuôn mẫu giá được hoàn thành), và sau đó cũng chỉ trích biểu đồ quá chủ quan.
Sự thật của vấn đề là biểu đồ rất chủ quan. Việc phân tích biểu đồ là một nghệ thuật.(Có lẽ từ “kĩ năng” chính xác hơn cho quan điểm này.) Mẫu hình biểu đồ hiếm khi quá rõ ràng ngay cả những người phân tích kinh nghiệm ko lúc nào có cùng cách giải thích.
Mặc dù, hầu hết người phân tích kĩ thuật đồng ý về việc dự đoán thị trường, không nhất thiết họ và thị trường cùng thời điểm vào với cách thức giống nhau. Một số người cố gắng dự đoán tín hiệu biểu đồ đề vào thị trường sớm. Những người khác mua khi “bức phá” khỏi những những mẫu hình hoặc chỉ báo cụ thể. Những người còn lại chờ điều chỉnh sau bức phá mới hành động. Nhiều người giao dịch thì hăng hái, người khác thì dè dặt. Nhiều người dùng lệnh dừng vào thị trường, trong khi những người khác dùng lệnh thị trường và lệnh giới hạn. Nhiều người giao dịch trong thời gian dài, trong khi người khác giao dịch trong ngày. Do đó, khả năng những người phân tích kĩ thuật hành động tại cùng thời điểm theo cùng một cách thực sự khá xa vời.
Mặc dù lý thuyết tiền đề là mối quan tâm chính, có lẽ nó sẽ “tự điều chỉnh” về bản chất. Nói cách khác, những người giao dịch dựa nhiều vào biểu đồ cho đến khi hành động phối hợp của họ bắt đầu ảnh hưởng và bóp méo thị trường. Khi người giao dịch thấy điều này xảy ra họ dừng sử dụng biểu đồ và điều chỉnh chiến thuật giao dịch. Ví dụ, họ hoặc cố gắng hành động trước đám đông hoặc chờ lâu hơn để xác nhận rõ ràng. Do đó, mặc dù lý thuyết tiền đề trở thành vấn đề trong ngắn hạn, nó sẽ có xu hướng tự điều chỉnh.
Luôn nhớ rằng thị trường tăng hay giảm chỉ xảy ra và duy trì khi nó được chứng minh qua quy luật cung và cầu. Có lẽ người phân tích kĩ thuật không thể tạo nên xu thế chính của Thị trường chỉ bằng lực mua bán của mình. Nếu đúng như vậy, tất cả những người phân tích kĩ thuật sẽ trở nên giàu có nhanh chóng.
Nhìn chung, lý thuyết tiên đề được liệt kê như là những chỉ trích phân tích biểu đồ. Có lẽ xem đó là những lời khen ngợi thì phù hợp hơn. Cuối cùng, với bất kì kĩ thuật dự đoán quá phổ biến nó bắt đầu gây ảnh hưởng, nó hẳn là khá tốt. Chúng ta có thể tự nghĩ tại sao mối quan tâm ít khi được nêu ra đối với việc sử dụng phân tích cơ bản.
Có thể dùng Quá khứ để dự đoán Tương lai?
Một câu hỏi khác đưa ra mối quan tâm tính hợp lý của việc dùng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán tương lai. Nhiều chỉ trích phương pháp phân tích kĩ thuật về vấn đề này làm ngạc nhiên bởi vì, từ việc dự báo thời tiết đến phân tích cơ bản, hoàn toàn dựa trên nghiên cứu dữ liệu quá khứ. Có dữ liệu nào khác để nghiên cứu?
Lãnh vực số liệu thống kê có sự khác biệt giữa số liệu thống kê miêu tả và số liệu thống kê qui nạp. Số liệu thống kê miêu tả nói đến cách trình bày dữ liệu bằng hình ảnh, như biểu đồ giá trên biểu đồ thanh tiêu chuẩn. Số liệu thống kê quy nạp nói đến sự khái quát hoá, dự đoán, và loại suy được suy ra từ dữ liệu đó. Do đó, chính biểu đồ giá nằm trong phần hình ảnh, trong khi người phân tích kĩ thuật thực hiện dữ liệu đó lại rơi vào phần qui nạp.
Theo một đoạn văn thống kê ”Bước đầu tiên để dự đoán tương lai của nền kinh tế hoặc công ty, do đó, bao gồm tập hợp những quan sát trong quá khứ.” (Freund và Williams). Phân tích biểu đồ là một dạng khác của phân tích chuỗi thời gian, dựa trên nghiên cứu quá khứ, chính xác là làm gì trong tất cả dạng phân tích chuỗi thời gian. Chỉ có một loại dữ liệu mà mọi người phải dùng là dữ liệu quá khứ. Chúng ta chỉ có thể dự đoán tương lai bằng cách dùng những kinh nghiệm quá khứ vào tương lai.
Do đó dường như việc sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán tương lai trong phân tích kĩ thuật dựa trên khái niệm số liệu thống kê hợp lý. Nếu người nào chất vấn nghiêm túc về khía cạnh dự đoán bằng phân tích kĩ thuật, anh ta hoặc cô ta phải đặt câu hỏi về sự hợp lý của mỗi hình thức dự đoán khác dựa trên dữ liệu lịch sử, bao gồm tất cả phân tích cơ bản và kinh tế.
Đầu tiên: định nghĩa chủ đề. Phân tích kĩ thuật là nghiên cứu diễn biến giá, chủ yếu sử dụng đồ thị, với mục đích dự đoán xu thế giá tương lai.
Phương pháp phân tích kỹ thuật được xây dựng dựa trên 3 tiên đề:
1. Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ.
2. Giá chuyển động theo xu hướng.
3. Lịch sử lập lại.
Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ
Lời tuyên bố diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ có thể được xem là nền tảng của phân tích kỹ thuật. Nếu như tầm quan trọng của tiên đề đầu tiên này không được hiểu đầy đủ và được công nhận, những điều được nói phía sau thực sự chẳng có ý nghĩa gì cả. Những người phân tích kỹ thuật tin rằng bất kỳ thứ gì có thể ảnh hưởng tới giá (các yếu tố cơ bản, chính trị, tâm lý, vv) đều được phản ánh trên giá cả của thị trường đó. Vì vậy, việc nghiên cứu diễn biến giá cả là điều duy nhất được yêu cầu. Mặc dù luận điệu này có vẻ quá táo bạo, nhưng chúng ta sẽ thấy thật khó để phản bác lại nếu chịu bỏ thời gian tìm hiểu ý nghĩa đích thực của nó.
Tất cả các nhà phân tích kỹ thuật (technician) khẳng định rằng diễn biến giá cả phản ánh sự thay đổi giữa cung và cầu. Nếu cầu vượt cung, giá phải tăng. Nếu cung vượt cầu, giá phải giảm. Quá trình này là cơ sở của tất cả các dự báo kinh tế và cơ bản. các technician sau đó lại lật ngược vấn đề và kết luận rằng nếu giá cả tăng, vì bất kỳ một lý do nào, cầu phải vượt cung và các yếu tố cơ bản phải khả quan. Nếu giá cả rớt, các yếu tố cơ bản phải trở nên bất lợi. Chúng ta không có gì phải ngạc nhiên khi những lời nhận xét về các yếu tố cơ bản được đưa ra trong khi đang bàn về phân tích kỹ thuật. Nói chung là các technician đang gián tiếp nghiên cứu những yếu tố cơ bản. Hầu hết họ đều đồng ý rằng chính lực cung và cầu hay những yếu tố cơ bản là nguyên nhân tạo nên dao động thị trường. Biểu đồ không thể khiến cho thị trường đi lên hay xuống được. Nó chỉ phản ánh tâm lý lạc quan hay bi quan của thị trường.
Như một nguyên tắc, những nhà phân tích biểu đồ (chartist) không quan tâm đến lý do tại sao giá tăng hay giảm. Thường thì vào giai đoạn đầu của một xu hướng giá hay tại những điểm ngoặt, không ai có thể biết chính xác tại sao thị trường lại diễn ra như vậy. Mặc dù phương pháp kỹ thuật thỉnh thoảng bị đơn giản thái quá, lô-gích đằng sau tiên đề đầu tiên này sẽ trở nên thuyết phục hơn nếu chúng ta có được nhiều kinh nghiệm thị trường hơn. Điều này có nghĩa rằng nếu những thứ mà tác động lên giá thị trường cuối cùng cũng được phản ánh trong giá thị trường, thì việc nghiên cứu giá cả là điều cần thiết duy nhất. Bằng cách nghiên cứu biểu đồ giá và một loạt những chỉ số kỹ thuật hỗ trợ, những chartist trên thực tế để cho thị trường cho họ biết nó có khả năng cao nhất sẽ đi theo hướng nào. Họ không cần thiết phải cố gắng để thắng thị trường. Tất cả những dụng cụ kỹ thuật được thảo luận phía sau đơn giản chỉ là những kỹ thuật được sử dụng để hỗ trợ họ trong quá trình nghiên cứu diễn biến thị trường. Những chartist hiểu rằng thị trường lên hay xuống chắc chắn phải có lý do. Họ chỉ không tin rằng biết được những lý do đó là cần thiết trong quá trình dự báo.
Giá chuyển động theo xu hướng
Khái niệm về xu hướng tuyệt đối quan trọng trong phương pháp kỹ thuật. Mục đích của vẽ diễn biến giá của một thị trường là xác định những xu hướng trong giai đoạn đầu phát triển để chúng ta có thể dựa vào đó mà giao dịch theo đúng chiều của xu hướng. Trên thực tế, hầu hết những kỹ thuật được sử dụng trong phương pháp này thực chất là đi theo xu hướng, có nghĩa là mục tiêu của những kỹ thuật này là xác định ra những xu hướng hiện thời và đi theo chúng.
Hệ quả của tiên đề này là giá chuyển động theo xu hướng – một xu hướng đang chuyển động có khuynh hướng chuyển động cùng chiều hơn là đảo chiều. Hệ quả này là sự áp dụng của định luật 1 Newton về chuyển động. Chúng ta có thể nói theo cách khác là một xu hướng đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động cùng chiều cho đến khi nó đảo chiều. Điều này có vẻ lòng vòng lẩn quẩn nhưng toàn bộ phương pháp đi theo xu hướng đều dựa trên việc lướt theo xu hướng sẵn có cho đến khi nó có dấu hiệu đảo chiều.
Lịch sử lập lại
Phần lớn nội dung của phân tích kỹ thuật và nghiên cứu diễn biến thị trường liên quan tới việc nghiên cứu tâm lý con người. Ví dụ những mẫu hình trên biểu đồ được xác định và xếp loại trong hơn một trăm năm qua, chúng có khả năng phản ánh một số hình ảnh nhất định trong biểu đồ giá. Những hình ảnh này tiết lộ tâm lý phấn khởi hay bi quan của thị trường. Những mẫu hình được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý và tính cách của con người thì dường như không thay đổi theo thời gian. Bởi vậy nếu mẫu hình nào cho kết quả tốt trong quá khứ, người ta tin rằng nó sẽ tiếp tục cho kết quả tốt trong tương lai. Hay nói cách khác, để hiểu rõ tương lai, chúng ta phải lật lại quá khứ, hay tương lai chỉ là sự lập lại của quá khứ.
Dự đoán bằng kĩ thuật so với cơ bản.
Trong khi phân tích kĩ thuật tập trung vào nghiên cứu diễn biến thị trường, phân tích cơ bản tập trung vào lực cung cầu của nền kinh tế làm cho giá tăng lên, giảm xuống hay không thay đổi. Phương pháp cơ bản xem xét tất cả các yếu tố liên quan tác động đến giá trên thị trường để xác định giá trị thực của thị trường. Giá trị thực là điều mà nhà cơ bản cho rằng thật sự đáng dựa trên quy luật cung cầu. Nếu giá trị thực thấp hơn trong thị giá hiện thời, vậy thì thị trường định giá quá cao và nên bán đi. Nếu thị giá hiện thời thấp hơn giá trị thực, vậy thị trường đang định giá thấp và nên mua.
Cả hai phương pháp dự đoán này cố giải quyết vấn đề, đó là xác định hướng đi chuyển của giá. Họ chỉ tiếp cận vấn đề từ các chiều khác nhau. Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân vận động của thị trường, trong khi các nhà phân tích kĩ thuật nghiên cứu kết quả. Dĩ nhiên, các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng kết quả là tất cả, điều cô hoặc anh ta muốn hay cần biết và nguyên nhân hay lý do là không cần thiết. Các nhà cơ bản luôn phải biết tại sao.
Hầu hết các người giao dịch tự phân chia thành hoặc là những người phân tích cơ bản hoặc là phân tích kĩ thuật. Thực sự, không có nhiều khác biệt. Nhiều nhà phân tích cơ bản dùng kiến thức thực nghiệm của nguyên lý cơ bản phân tích biểu đồ. Đồng thời, nhiều nhà phân tích kĩ thuật ít nhất có kiến thức chung về phân tích cơ bản. Vấn đề là biểu đồ và các yếu tố cơ bản thường xung đột lẫn nhau. Thông thường tại những điểm bắt đầu của một xu hướng quan trọng của thị trường, các yếu tố cơ bản không lý giải hoặc hỗ trợ diễn biến hiện thời của thị trường. Đó là những thời điểm quan trọng trong xu thế mà hai phương pháp này có vẻ khác nhau nhiều nhất. Thông thường họ đáp lại bằng những quan điểm đồng bộ, nhưng những người giao dịch quá trễ để hành động.
Một lý giải cho những khác biệt bên ngoài này là giá thị trường có khuynh hướng đi trước những yếu tố cơ bản được biết. Nói cách khác, giá thị trường hoạt động như là chỉ báo chủ đạo của các yếu tố cơ bản hay là những hiểu biết chính yếu lúc này. Khi mà những yếu tố cơ bản được biết đã phản ánh vào Thị trường và nó đã “trong thị thường”, giá hiện thời phản ánh những yếu tố cơ bản chưa biết. Trong hầu hết các đợt thị trường tăng giảm mạnh trong quá khứ bắt đầu khi các yếu tố cơ bản hoặc thay đổi ít hoặc không nhận biết được. Lúc này, những thay đổi mới được biết tới, xu thế mới đang diễn tiến tốt.
Một lúc sau, các nhà phân tích kĩ thuật tự tin hơn về khả năng phân tích biểu đồ của anh ta. Các nhà phân tích kĩ thuật học cách thoải mái khi mà thị trường diễn biến giống với cái gọi là sự hiểu biết thông thường. Một người phân tích kĩ thuật cảm thấy thoải mái khi ở trong thiểu số. Anh ta biết rằng cuối cùng những lý do về diễn biến của Thị trường sẽ phổ biến. Đó chính là điều mà các nhà phân tích kĩ thuật không sẵn sàng chờ xác nhận thêm.
Khi chấp nhận các giả thuyết phân tích kĩ thuật, người ta có thể hiểu tại sao các nhà phân tích kĩ thuật tin rằng phương pháp của họ tốt hơn các nhà phân tích cơ bản. Nếu một người giao dịch phải chọn chỉ một trong hai phương pháp để sử dụng, sự lựa chọn hợp lý phải là phân tích kĩ thuật. Bởi vì, theo định nghĩa, phương pháp kĩ thuật bao gồm cơ bản. Nếu các yếu tố cơ bản phản ánh vào thị trường, vậy thì việc nghiên cứu các yếu tố cơ bản đó không cần thiết. Phân tích biểu đồ trở nên một hình thức ngắn gọn của phân tích cơ bản. Tuy nhiên, điều ngược lại thì không đúng. Phân tích cơ bản không bao gồm việc nghiên cứu diễn biến giá. Có thể giao dịch trong thị trường tài chỉnh mà chỉ dùng phân tích kĩ thuật. Không nghi ngờ rằng không người nào chỉ dùng phân tích cơ bản mà không xem xét đến các yếu tố kĩ thuật của thị trường.
Phân tích so với xác định thời điểm
Quan điểm cuối cùng này phải được làm rõ nếu quá trình ra quyết định được chia thành 2 giai đoạn – phân tích và xác định thời điểm.
Bởi vì yếu tố đòn bẩy cao trong trong thị trường tương lai, việc xác định thời điểm đặc biệt quan trọng trong đấu trường đó. Bạn có thể đúng trong xu thế lớn của thị trường nhưng vẫn mất tiền. Bởi vì số tiền kí quĩ quá nhỏ trong giao dịch tương lai (luôn ít hơn 10% ), một dịch chuyển giá tương đối nhỏ theo chiều hướng ngược lại có thể buộc người giao dịch rời bỏ thị trường với kết quả thua lỗ hết hoặc phần lớn tiền kí quĩ. Ngược lại, trong thị trường giao dịch cổ phiếu, người giao dịch nhận thấy sai xu thế thị trường có thể đơn giản nắm giữ cổ phiếu, hy vọng nó quay trở lại một lúc nào đó.
Người giao dịch trong thị trường tương lai không có sự xa xỉ đó. Chiến lược “mua và nắm giữ” không áp dụng cho thị trường tương lai. Cả hai phương pháp phân tích cơ bản và kĩ thuật có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu - quá trình dự đoán. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm, xác định điểm vào điểm ra cụ thể, hầu hết đơn thuần là kĩ thuật. Do đó, xem xét nhiều bước người giao dịch phải làm trước khi vào thị trường. Những ứng dụng nguyên lý phân tích kĩ thuật đúng trở nên không thể thiếu nhiều thời điểm trong quá trình, dù là phân tích cơ bản được áp dụng trong giai đoạn đầu của quá trình quyết định. Việc xác định thời điểm cũng quan trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ và trong việc mua bán trong nhiều thị trường và các nhóm ngành.
Tính linh động và khả năng thích ứng của phân tích kĩ thuật.
Một trong những sức mạnh lớn của phân tích kĩ thuật là tính thích ứng của nó gần như với bất cứ hoàn cảnh và khung thời gian nào. Không có thị trường cổ phiếu hoặc tương lai nào mà những qui tắc này không ứng dụng được.
Người phân tích biểu đồ có thể dễ dàng tham gia nhiều thị trường như mong muốn, nhìn chung không đúng với người phân tích cơ bản tương ứng của anh ta. Bởi vì số lượng dữ liệu khổng lồ phải xử lý sau đó, hầu hết các nhà phân tích cơ bản phải chuyên môn hoá. Các lợi thế này không được phớt lờ.
Ví dụ, trong giai đoạn thị trường sôi động và đóng băng, có xu thế hoặc không. Các nhà phân tích kĩ thuật tập trung sự chú ý và nguồn lực vào các thị trường có xu thế mạnh và phớt lờ các thị trường khác. Cuối cùng, người phân tích biểu đồ có thể luân phiên sự tập trung và vốn để tận dụng trạng thái luân chuyển của các thị trường. Tại những thời điểm khác nhau, những thị trường cụ thể trở nên “nóng” và trải qua những xu thế chính. Thông thường, sau những giai đoạn thị trường có xu thế là những lúc thị trường không có xu thế hoặc trầm lắng, khi đó các thị trường hoặc nhóm ngành khác thay thế. Các nhà phân tích kĩ thuật tự do lựa chọn. Tuy nhiên, các nhà phân tích cơ bản có khuynh hướng chuyên biệt hoá trong một nhóm ngành, không có tính linh động. Dù anh ta tự do chuyển nhóm ngành, những nhà phân tích cơ bản phải mất nhiều thời gian khó khăn hơn các nhà phân tích biểu đồ.
Một lợi thế khác của người phân tích kĩ thuật là “bức tranh lớn”. Bằng cách theo dõi tất cả các thị trường, anh ta có một cảm nhận tốt về tổng thể thị trường anh ta đang làm, và tránh sự “phiến diện” do chỉ theo dõi một nhóm ngành của thị trường. Hơn nữa, bởi vì có quá nhiều thị trường có mối liên hệ kinh tế gắn liền và phản ứng với các mối liên hệ kinh tế giống nhau, diễn biến giá trong một thị trường hoặc nhóm thị trường có thể cho các đầu mối giá trị cho chiều hướng tương lai của thị trường hoặc nhóm thị trường khác.
Dự đoán kinh tế
Phân tích kĩ thuật có thể đóng vai trò trong việc dự đoán kinh tế. Ví dụ, chiều hướng của giá hàng hoá cho chúng ta biết vài điều về xu hướng lạm phát. Chúng cũng cho chúng ta biết sức mạnh hay yếu của nền kinh tế. Nhìn chung giá cả hàng hoá tăng gợi ý nền kinh tế mạnh lên và áp lực lạm phát tăng lên. Giá hàng hoá giảm luôn cảnh báo kinh tế tăng trưởng chậm cùng với lạm phát. Tóm lại, biểu đồ thị trường hàng hoá như vàng, dầu, cùng với Trái Phiếu cho chúng ta biết nhiều về sức mạnh yếu của nền kinh tế và dự doán lạm phát. Chiều hướng của đồng đôla, tương lai của các ngoại tệ cũng cho biết sớm sức mạnh hay yếu của kinh tế toàn cầu tương ứng. Thậm chí ấn tượng hơn là trong thực tế những thị trường tương lai luôn cho thấy khá lâu trước khi chúng phản ánh trong các chỉ báo kinh tế truyền thống được xuất bản hàng quí hàng tháng, và luôn cho chúng ta biết điều đã xảy ra. Như tên chúng ngụ ý, thị trường tương lai luôn cho chúng ta cái nhìn bên trong hình thành tương lai.
Những chỉ trích phương pháp Phân Tích Kĩ Thuật
Nhìn chung, có vài câu hỏi đưa ra trong các buổi thảo luận về phương pháp phân tích kĩ thuật. Một trong các mối quan tâm là lý thuyết tiền đề. Những câu hỏi khác là có thực sự dùng dữ liệu giá trong quá khứ để dự đoán chiều hướng giá tương lai hay không. Những người chỉ trích thường nói những điều như: “Biểu đồ cho chúng ta biết Thị trường đang ở đâu nhưng không thể cho biết nó sẽ đi tới đâu”. Tạm thời, chúng ta chỉ trả lời đơn giản rằng biểu đồ chẳng cho bạn biết điều gì nếu bạn không biết cách phân tích nó. Lý thuyết Bước Ngẫu Nhiên chất vấn Giá có xu hướng hay nghi ngờ các kĩ thuật dự đoán có thể đánh bại chiến lược mua và giữ đơn giản hay không. Các câu hỏi này đáng được trả lời.
Lý thuyết tiền đề
Câu hỏi là lý thuyết tiền đề có tồn tại không dường như làm nhiều người khó chịu bởi vì nó được nêu lên thường xuyên. Dĩ nhiên đó là mối bận tâm hợp lý, nhưng nó không quá quan trọng như mọi người nhận thấy. Có lẽ cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là trích dẫn một đoạn thảo luận về những điều bất lợi khi sử dụng những mẫu hình biểu đồ:
a. Cách sử dụng hầu hết mẫu hình được phổ biến rộng rãi nhiều thập kỉ trước. Nhiều người giao dịch biết rõ những mẫu hình này và thường hành động theo chúng. Điều này tạo ra “lý thuyết tiền đề”, như những con sóng mua hay bán được tạo ra do phản ứng theo các mẫu hình tăng hay giảm.
b. Những mẫu hình biểu đồ hầu như hoàn toàn chủ quan. Chưa có nghiên cứu nào thành công trong việc định lượng đúng bất cứ mẫu hình nào. Chúng thực chất là theo suy nghĩ của người xem…
Hai lời chỉ trích này mâu thuẫn lẫn với nhau và quan điểm thứ hai bác bỏ quan điểm đầu. Nếu mẫu hình giá “hoàn toàn chủ quan” và “theo suy nghĩ người xem”, vậy thì khó mà hình dung sao mọi người nhận ra những điều giống nhau trong cùng thời điểm, đây là nền tảng của lý thuyết tiền đề. Những người chỉ trích không thể nói cả hai. Một mặt, họ không thể chỉ trích biểu đồ quá khách quan và rõ ràng rằng mọi người sẽ hành động giống nhau đồng thời(do đó tạo nên khuôn mẫu giá được hoàn thành), và sau đó cũng chỉ trích biểu đồ quá chủ quan.
Sự thật của vấn đề là biểu đồ rất chủ quan. Việc phân tích biểu đồ là một nghệ thuật.(Có lẽ từ “kĩ năng” chính xác hơn cho quan điểm này.) Mẫu hình biểu đồ hiếm khi quá rõ ràng ngay cả những người phân tích kinh nghiệm ko lúc nào có cùng cách giải thích.
Mặc dù, hầu hết người phân tích kĩ thuật đồng ý về việc dự đoán thị trường, không nhất thiết họ và thị trường cùng thời điểm vào với cách thức giống nhau. Một số người cố gắng dự đoán tín hiệu biểu đồ đề vào thị trường sớm. Những người khác mua khi “bức phá” khỏi những những mẫu hình hoặc chỉ báo cụ thể. Những người còn lại chờ điều chỉnh sau bức phá mới hành động. Nhiều người giao dịch thì hăng hái, người khác thì dè dặt. Nhiều người dùng lệnh dừng vào thị trường, trong khi những người khác dùng lệnh thị trường và lệnh giới hạn. Nhiều người giao dịch trong thời gian dài, trong khi người khác giao dịch trong ngày. Do đó, khả năng những người phân tích kĩ thuật hành động tại cùng thời điểm theo cùng một cách thực sự khá xa vời.
Mặc dù lý thuyết tiền đề là mối quan tâm chính, có lẽ nó sẽ “tự điều chỉnh” về bản chất. Nói cách khác, những người giao dịch dựa nhiều vào biểu đồ cho đến khi hành động phối hợp của họ bắt đầu ảnh hưởng và bóp méo thị trường. Khi người giao dịch thấy điều này xảy ra họ dừng sử dụng biểu đồ và điều chỉnh chiến thuật giao dịch. Ví dụ, họ hoặc cố gắng hành động trước đám đông hoặc chờ lâu hơn để xác nhận rõ ràng. Do đó, mặc dù lý thuyết tiền đề trở thành vấn đề trong ngắn hạn, nó sẽ có xu hướng tự điều chỉnh.
Luôn nhớ rằng thị trường tăng hay giảm chỉ xảy ra và duy trì khi nó được chứng minh qua quy luật cung và cầu. Có lẽ người phân tích kĩ thuật không thể tạo nên xu thế chính của Thị trường chỉ bằng lực mua bán của mình. Nếu đúng như vậy, tất cả những người phân tích kĩ thuật sẽ trở nên giàu có nhanh chóng.
Nhìn chung, lý thuyết tiên đề được liệt kê như là những chỉ trích phân tích biểu đồ. Có lẽ xem đó là những lời khen ngợi thì phù hợp hơn. Cuối cùng, với bất kì kĩ thuật dự đoán quá phổ biến nó bắt đầu gây ảnh hưởng, nó hẳn là khá tốt. Chúng ta có thể tự nghĩ tại sao mối quan tâm ít khi được nêu ra đối với việc sử dụng phân tích cơ bản.
Có thể dùng Quá khứ để dự đoán Tương lai?
Một câu hỏi khác đưa ra mối quan tâm tính hợp lý của việc dùng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán tương lai. Nhiều chỉ trích phương pháp phân tích kĩ thuật về vấn đề này làm ngạc nhiên bởi vì, từ việc dự báo thời tiết đến phân tích cơ bản, hoàn toàn dựa trên nghiên cứu dữ liệu quá khứ. Có dữ liệu nào khác để nghiên cứu?
Lãnh vực số liệu thống kê có sự khác biệt giữa số liệu thống kê miêu tả và số liệu thống kê qui nạp. Số liệu thống kê miêu tả nói đến cách trình bày dữ liệu bằng hình ảnh, như biểu đồ giá trên biểu đồ thanh tiêu chuẩn. Số liệu thống kê quy nạp nói đến sự khái quát hoá, dự đoán, và loại suy được suy ra từ dữ liệu đó. Do đó, chính biểu đồ giá nằm trong phần hình ảnh, trong khi người phân tích kĩ thuật thực hiện dữ liệu đó lại rơi vào phần qui nạp.
Theo một đoạn văn thống kê ”Bước đầu tiên để dự đoán tương lai của nền kinh tế hoặc công ty, do đó, bao gồm tập hợp những quan sát trong quá khứ.” (Freund và Williams). Phân tích biểu đồ là một dạng khác của phân tích chuỗi thời gian, dựa trên nghiên cứu quá khứ, chính xác là làm gì trong tất cả dạng phân tích chuỗi thời gian. Chỉ có một loại dữ liệu mà mọi người phải dùng là dữ liệu quá khứ. Chúng ta chỉ có thể dự đoán tương lai bằng cách dùng những kinh nghiệm quá khứ vào tương lai.
Do đó dường như việc sử dụng dữ liệu giá quá khứ để dự đoán tương lai trong phân tích kĩ thuật dựa trên khái niệm số liệu thống kê hợp lý. Nếu người nào chất vấn nghiêm túc về khía cạnh dự đoán bằng phân tích kĩ thuật, anh ta hoặc cô ta phải đặt câu hỏi về sự hợp lý của mỗi hình thức dự đoán khác dựa trên dữ liệu lịch sử, bao gồm tất cả phân tích cơ bản và kinh tế.
Buitrangnam - Ub.com.vn